Triều Tiên thử nghiệm ICBM Hwasong-18
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên cho biết tên lửa được phóng trong ngày 13/4 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới “Hwasong-18” và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát tại địa điểm phóng tên lửa.
Truyền thông Triều Tiên ngày 14/3 đưa tin nước này đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới sử dụng nhiên liệu rắn một ngày trước đó.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết tên lửa được phóng trong ngày 13/4 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới “Hwasong-18” và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát tại địa điểm phóng tên lửa.
KCNA nhấn mạnh: “Vụ phóng thử ICBM mới không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến sự an toàn của các nước láng giềng và đã được phóng an toàn trên biển.”
Theo giới chức Triều Tiên, qua vụ phóng, toàn bộ những tính năng ưu việt nhất của hệ thống vũ khí chiến lược mới đã đạt được chính xác theo các yêu cầu thiết kế và có thể khẳng định rằng ICBM này là một phương tiện tấn công chiến lược mạnh mẽ với hiệu quả quân sự cao hơn.
Sáng 13/4, quân đội Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo không xác định ra vùng biển phía phía Đông nước này.
Trong khi đó Nhật Bản cũng đã phát tín hiệu cảnh báo về việc tên lửa có thể rơi xung quanh khu vực Hokkaido và kêu gọi người dân tại khu vực này tìm nơi trú ẩn an toàn.
Theo Yonhap, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo ngày 13/4, các đặc phái viên hạt nhân của nước này, Mỹ và Nhật Bản đã điện đàm và lên án mạnh mẽ hành động khiêu khích mới nhất của Triều Tiên.
Trước đó cùng ngày, Triều Tiên được cho là đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm xa hướng về phía biển Nhật Bản, làm leo thang căng thẳng sau 7 ngày liên tiếp Bình Nhưỡng không hồi đáp các cuộc gọi của Hàn Quốc qua đường dây liên lạc liên Triều.
Trong các cuộc điện đàm, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Kim Gunn cùng những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản, ông Sung Kim và ông Takehiro Funakoshi, đã chỉ trích vụ phóng này là hành động “vi phạm trắng trợn” nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các đặc phái viên hạt nhân đồng thời bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về mức độ khiêu khích chưa từng có cũng như phát ngôn đe dọa của Triều Tiên kể từ năm 2022.
Truyền thông Triều Tiên công bố các ảnh chụp ông Kim theo dõi vụ phóng, cùng với vợ, em gái và con gái. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-18 được đặt trên một bệ phóng di động.
“Việc phát triển ICBM loại mới – Hwasong-18 – sẽ cải thiện sâu rộng các thành phần răn đe chiến lược của CHDCND Triều Tiên, thúc đẩy triệt để hiệu quả của hoạt động phản công hạt nhân và mang lại sự thay đổi về tính thực tiễn của chiến lược tấn công quân sự”, KCNA đưa tin.
Ông Kim cảnh báo Triều Tiên sẽ khiến các kẻ thù của nước này “trải qua cuộc khủng hoảng an ninh rõ ràng hơn, đồng thời liên tục gây cho họ cảm giác bất an cũng như kinh hoàng tột độ bằng cách thực hiện các hoạt động phản công gây chết chóc, cho đến khi họ từ bỏ những suy nghĩ ngu ngốc và hành động liều lĩnh”.
Các nhà phân tích cho biết đây là lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng nhiên liệu rắn cho loại tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc xuyên lục địa.
Từ lâu việc phát triển ICBM nhiên liệu rắn được coi là mục tiêu quan trọng của Triều Tiên, vì nó có thể giúp Triều Tiên triển khai tên lửa nhanh hơn trong trường hợp chiến tranh.
Ông Vann Van Diepen, cựu chuyên gia vũ khí của Chính phủ Mỹ và hiện đang làm việc với dự án 38 North, giải thích tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn dễ vận hành và an toàn hơn, đồng thời cần ít sự hỗ trợ hậu cần hơn so với tên lửa dùng nhiên liệu lỏng.
Tuy nhiên, ngày 14-4, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đánh giá Triều Tiên cần thêm thời gian và nỗ lực để làm chủ công nghệ ICBM nhiên liệu rắn.
Trên đây là tin tức thế giới về việc Triều Tiên xác nhận lần đầu tiên thử nghiệm ICBM Hwasong-18 mà Công ty Đại Phát cung cấp. Để biết rõ thông tin chi tiết hơn, các bạn có thể xem trực tiếp tại đây : Công ty Đại Phát .
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhé !
Nếu cần giải đáp hay thắc mắc , vui lòng liên hệ lại với chúng tôi theo cách sau :
Địa chỉ liên hệ: Số nhà 267 Tân Mai , Hoàng Mai, Hà Nội
HotLine: 091.981.2229 / 096.301.2229
Facebook: Công nghệ Đại Phát
Zalo: Công nghệ Đại Phát
Xem thêm: